Giới thiệu về hạt giống hoa hồng
Hạt giống hoa hồng có tỷ lệ nảy mầm thuộc top cao, cho ra hoa có vẻ đẹp và hương thơm quyến rũ nên được rất nhiều người lựa chọn trồng xung quanh nhà.
Hồng là tên gọi chung của các loài thực vật dạng bụi hay leo, có tên khoa học là Rosa với hơn 100 loài hiện có. Hoa hồng là loài hoa được trồng phổ biến nhất, sở hữu vẻ đẹp và hương thơm ngào ngạt đặc trưng, làm say đắm lòng người.
Hiện nay, loài hoa này được trồng rộng rãi và phổ biến tại nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Hoa hồng có màu sắc vô cùng đa dạng từ đỏ, hồng, cam cho tới xanh, vàng, trắng,… Mỗi màu sắc lại mang một thông điệp và ý nghĩa rất riêng như sự tinh khiết và những khởi đầu mới, sự tri ân, tình yêu nồng cháy, sự mê hoặc, hạnh phúc và biết ơn, ham muốn và kích thích,…

Một số thông tin về hạt giống hoa hồng
- Đơn vị tính: gói.
- Thời gian nảy mầm: rơi vào khoảng 3-7 ngày.
- Thời gian thu hoạch: 3 tháng.
- Khí hậu trồng: khí hậu ôn đới.
- Xuất xứ: Việt Nam.
- Tỉ lệ nảy mầm: >85%.
- Tên khoa học: Rosa.
Hướng dẫn gieo trồng hạt giống hoa hồng
Chuẩn bị
- Hạt giống hoa hồng: Để gieo trồng thành công bất cứ loại hoa nào, khâu quan trọng nhất chính là khâu lựa chọn hạt giống chất lượng, uy tín, sạch mầm bệnh. Bởi thế, các đại lý hàng đầu là thứ mà bạn nên tìm tới đầu tiên nếu muốn gieo trồng và chăm sóc hoa.
- Đất trồng: tơi xốp, đủ ẩm, màu mỡ và dinh dưỡng đa năng.
- Chậu nhựa.
- Bình phun sương: có kích thước vừa.
Gieo hạt
- Bước 1: Ngâm hạt giống hoa hồng với nước ấm trong khoảng 7-8 tiếng trước khi gieo trồng. Trong thời gian đó, các bạn xới đất lên và làm ẩm nó.
- Bước 2: Gieo hạt giống hoa hồng dàn đều lên bề mặt rồi sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên.
- Bước 3: Làm ẩm đất một lần nữa bằng bình phun sương hoặc bình tưới nước.
Chăm sóc
- Cần tưới nước nhiều để hoa hồng có thể sinh trưởng và phát triển. Khi tưới, lưu ý tránh làm ướt lá và nụ.
- Hoa hồng rất thích hợp với phân hữu cơ, vì vậy, sau khi trồng từ 1-2 tháng, bạn nên tưới phân cho cây với một tỷ lệ nhất định.
- Để tăng thêm năng suất và chất lượng của hoa, bạn cần bấm ngọn, loại bỏ lá úa, lá héo, hoa hồng cho cây.
- Có thể tiến hành bón phân chuồng, phân ure, phân lân, vi sinh,.. cho cây vào những thời điểm khác nhau bằng cách pha loãng chúng và tưới cho cây.
Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại của hoa hồng
- Bệnh đốm đen, đốm mắt cua, đốm vòng, phấn trắng, gỉ sắt là những loại bệnh hại thường gặp nhất ở hoa hồng. Để loại bỏ chúng, cách tốt nhất là sử dụng các loại thuốc đặc trị được khuyên dùng.
- Trên cây hoa hồng thường gặp phải nhện đỏ, sâu xanh và rầy. Bạn có thể dùng Polytrin, Sherpa, Karate, Actara, Supracide, Commite…để loại trừ chúng.
Hoa hồng là loài hoa mang nhiều ý nghĩa và được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc của nước ta. Nếu yêu thích hoa hồng, bạn có thể đến với Chinhgarden.com để được tư vấn sản phẩm bạn nhé!
Lê –
hạt giống tốt, rất phù hợp với khi hậu Việt Nam.