Giới thiệu về hạt giống hoa hồng cổ
Hạt giống hoa hồng cổ có tỷ lệ nảy mầm cao và rất được yêu thích trên thị trường ở thời điểm hiện tại.
Hoa hồng cổ có vẻ đẹp vừa thanh thuần, trong sáng vừa quyến rũ, say đắm lòng người. Cánh hoa xoáy dần đều vào phần tâm nhuy, diềm cánh có phần hơi chẻ thành nhiều cánh nhỏ gọi là diềm bèo.
Đây là giống cây thân bụi, cành giòn mọc thẳng, hoa cực kỳ bền màu bất kể đông lẫn hè. Hoa hồng cổ có thể ra hoa quanh năm suốt tháng bất kể thời tiết, cho hòa chùm thường xuyên từ 5 – 10 bông trên 1 cành.

Một số thông tin về hạt giống hoa hồng cổ
- Đơn vị tính: gói.
- Thời gian nảy mầm: khoảng 10 – 15 ngày.
- Thời gian thu hoạch: khoảng 130 – 155 ngày.
- Khí hậu trồng: Hoa hồng cổ sống được ở mọi điều kiện khí hậu, kể cả nhiệt độ -15 độ C.
- Xuất xứ: Việt Nam.
- Tỉ lệ nảy mầm: >85%.
Hướng dẫn gieo trồng hạt giống hoa hồng cổ
Chuẩn bị
- Hạt giống hoa hồng cổ: Hoa hồng cổ là giống cây rất được lòng người mộ hoa. Tuy nhiên, nếu muốn cây phát triển và sinh trưởng tốt, bạn cần đặc biệt chú ý quá trình chọn hạt giống bởi khâu này quyết định gần như toàn bộ tỷ lệ nảy mầm của hạt giống.
- Đất trồng: thích hợp trồng trong đất thịt nhẹ, đất phù sa hoặc đất cát. Tuy nhiên, đất phải tơi xốp, thoáng khí và duy trì tốt độ ẩm từ 55 – 70 %, sạch mầm bệnh.
- Chậu nhựa.
- Bình phun sương/ Bình tưới cây.
Gieo hạt
- Bước 1: Chuẩn bị đất và các giá thể dùng phối trộn giàu chất dinh dưỡng đủ để có thể cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cây hoa hồng cổ. .
- Bước 2: Tiến hành gieo hạt giống hoa hồng cổ.
- Bước 3: Tưới nước cho hạt giống hoa hồng cổ có thể nảy mầm.
Chăm sóc
- Hồng cổ là loại cây ưa ánh sáng, ưa nắng, bởi vậy nên được trồng ở những nơi có thể hứng nắng từ 6-8 tiếng một ngày để cây quang hợp tốt hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý, ánh sáng quá gay gắt dễ làm cháy thân lá và khiến hoa nhỏ, mất đi tính thẩm mỹ.
- Tưới nước thường xuyên cho cây hoa hồng cổ.
- Thường xuyên tiến hành tỉa bớt những cành nhỏ, cành mang hoa đã bị tàn 2-3 đốt lá.
- Bón phân để cung thêm chất dinh dưỡng cho hoa hồng cổ phát triển nhanh hơn.
Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại của hoa hồng cổ
- Rệp hút chích nhựa gây làm đọt non bị ngừng sinh trưởng, hoa hồng cổ ngừng nở và dễ bị biến dạng. Bạn có thể phun thuốc trị rệp hoặc sử dụng thiên địch của rệp là bọ rùa để diệt chúng.
- Bệnh phấn trắng khiến lá và đọt non của hồng cổ bị đốm trắng, cây bị mất khả năng quang hợp. Để phòng ngừa bệnh này, bạn nên chọn giống kháng bệnh, không để cây bị đọng nước tạo điều kiện ẩm ướt cho bệnh phát triển. Trường hợp bệnh bị lây lan nhanh, các bạn có thể can thiệp bằng cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Bệnh gỉ sắt khiến cho mặt dưới của là xuất hiện các vết bệnh có dạng ổ nổi màu cam hoặc gỉ sắt, lá mất đi màu xanh và dần chuyển sang màu vàng nhạt.
Hãy truy cập vào website Chinhgarden.com để mua được hạt giống hoa hồng cổ chất lượng tốt.
Lê –
Hạt giống tốt, tỉ lệ nảy mầm cao